{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Có mấy loại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Có 2 loại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là giấy phép lữ hành nội địa và giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.”
}
},
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Thời gian tối đa để nhận giấy phép lữ hành nội địa là bao lâu?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Thời gian xin cấp giấy phép là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian thực tế có thể kéo dài lên đến 20 ngày.”
}
},
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Thời hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là bao lâu?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Giấy phép kinh doanh lũ hành nội địa không có thời hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa vẫn có thể bị thu hồi giấy phép bởi cơ quan chức năng khi có sai phạm xảy ra.”
}
},
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao nhiêu?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Lệ phí thẩm định cấp giấy phép lữ hành nội địa với mức 3.000.000 đồng / lần cấp mới.”
}
},
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần ký quỹ bao nhiêu?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần ký quỹ 100.000.000 đồng tại ngân hàng.”
}
}
]
}
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (tên đầy đủ là Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa) là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cho phép doanh nghiệp được tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là gì?
Theo Khoản 9, Điều 3, Luật Du lịch 2017 định nghĩa Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Cũng theo Khoản 1, Điều 30, Luật Du lịch 2017 quy định phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa chỉ phục vụ khách du lịch nội địa tại Việt Nam.
Kinh doanh lữ hành nội địa được hiểu là hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ cho khách du lịch nội địa, tức là công dân Việt Nam du lịch trong nước.
Tại sao phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành?
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14, kinh doanh lữ hành nội địa là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. (Quy định tại Khoản 3, Điều 30, Luật Du lịch 2017)
Quý khách hàng có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lên tầm quốc tế bằng cách xin giấy phép lữ hành quốc tế
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có giấy giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị phạt tiền từ 90 triệu đến 100 triệu đồng. (Quy định tại điểm d, Khoản 14, điểm a, Khoản 16, Điều 7, Nghị định 45/2019/NĐ-CP)
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa có lợi ích gì?
Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được các quyền lợi như:
➥ Hợp pháp hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam.
➥ Xây dựng và cung cấp các chương trình du lịch nội địa tại Việt Nam.
➥ Sử dụng hợp pháp danh xưng “doanh nghiệp lữ hành”.
➥ Tăng cường độ tin cậy cho doanh nghiệp, giúp thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu vững chắc trong ngành du lịch.
➥ Mở rộng cơ hội kinh doanh với các đối tác lớn, tham gia vào các chương trình du lịch quốc gia, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14, kinh doanh lữ hành nội địa là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và việc cấp phép nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ, tiêu chuẩn về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn và các quy định pháp lý khác.
Điều kiện về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
Doanh nghiệp phải được thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14). Cụ thể, doanh nghiệp cần có đăng ký mã ngành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa “7912: Điều hành tua du lịch”
Mặc dù không có quy định cụ thể về vốn điều lệ, doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính bằng hình thức ký quỹ để đảm bảo hoạt động kinh doanh (Theo Điều 1, Nghị định 94/2021/NĐ-CP).
Điều kiện về người phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa
Theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL quy định người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn như sau:
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, hoặc trực tiếp phụ trách bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể bao gồm một trong những chức vụ:
➥ Cấp lãnh đạo doanh nghiệp: Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc.
➥ Cấp quản lý trực tiếp: Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Người phụ trách phải tốt nghiệp các chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng cấp như sau:
➥ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
➥Quản trị lữ hành;
➥ Điều hành tour du lịch;
➥ Marketing du lịch;
➥ Du lịch;
➥ Du lịch lữ hành;
➥ Quản lý và kinh doanh du lịch;
➥ Quản trị du lịch MICE;
➥ Đại lý lữ hành;
➥ Hướng dẫn du lịch;
➥ Các ngành có yếu tố du lịch, lữ hành: Người phụ trách dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành có chứa cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực.
➥ Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa bao gồm các nội dung đào tạo được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Du lịch 2017.
Lưu ý: Nếu bằng tốt nghiệp không thể hiện rõ các ngành nêu trên, bạn cần bổ sung bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng có chứa các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
Điều kiện về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, hoạt động tại Việt Nam với mức là 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định mức ký quỹ kinh lữ hành nội địa là 20.000.000 đồng, chỉ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023. Nên mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa hiện tại là 100.000.000 đồng.
Việc ký quỹ này nhằm đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng và các đối tác, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi của du khách khi tham gia các chương trình du lịch nội địa.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Thành phần hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa
Danh sách tài liệu cần chuẩn bị để xin giấy phép lữ hành nội địa bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL).
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành của ngân hàng với mức ký quỹ là 100.000.000 đồng.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc bản sao chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Biểu mẫu xin cấp giấy phép lữ hành nội địa
Mẫu đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải được điền đầy đủ và chính xác theo hướng dẫn tại Mẫu số 01 – Phụ lục II ban hành kèm thông tư số 04/2024/TT-BVHTTDL.
Các thông tin quan trọng cần lưu ý khi điền đơn bao gồm thông tin về doanh nghiệp, người phụ trách kinh doanh lữ hành, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, v.v.
Các tài liệu pháp lý khác
Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các tài liệu pháp lý khác để hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép
➥ Bước 1 – Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với các tỉnh) hoặc Sở Du lịch (đối với TP. Hà Nội và TP. HCM) nơi doanh nghiệp có trụ sở;
➥ Bước 2 – Xét duyệt hồ sơ:
Sở du lịch hoặc Sở văn hoá, thể thao và du lịch cấp tỉnh/thành phố thẩm định hồ sơ, bao gồm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn và bằng cấp của người phụ trách kinh doanh lữ hành.
Trong trường hợp từ chối hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
➥ Bước 3 – Nhận giấy phép:
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh.
Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp phép
Điểm b, khoản 2, Điều 32 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 quy định thời gian thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Thời gian làm việc tế có thể từ 10 đến 20 ngày làm việc, tùy thuộc vào tính phức tạp của hồ sơ và khối lượng công việc của cơ quan xét duyệt.
Lệ phí cấp giấy phép lữ hành nội địa
Theo khoản 1, Điều 4, Thông tư số 33/2018/TT-BTC có quy định về lệ phí thẩm định cấp giấy phép lữ hành nội địa với mức 3.000.000 đồng / lần cấp mới.
Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, theo Thông tư 43/2024/TT-BTC lệ phí thẩm định được áp dụng ở mức 1.500.000 đồng / lần cấp mới giấy phép lữ hành nội địa.
Lưu ý: Mức đóng lệ phí trên áp dụng đến hết ngày 31/12/2024, sau khi thông tư hết thời hạn hiệu lực. Lệ phí sẽ quay về mức đóng theo Thông tư gốc. Tuỳ thuộc vào chính sách pháp luật tại thời điểm đó.
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi được cấp giấy phép lữ hành nội địa
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần thực hiện như sau:
➥ Xây dựng và cung cấp dịch vụ: Xây dựng, quảng cáo và tổ chức thực hiện các dịch vụ, chương trình du lịch đa dạng, chất lượng, đảm bảo đúng phạm vi kinh doanh được cấp phép.
➥ Thông tin minh bạch: Công khai thông tin về doanh nghiệp (tên, số giấy phép) trên biển hiệu, hợp đồng, ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử.
➥ Tuân thủ quy định: Duy trì các điều kiện kinh doanh theo quy định; thông báo kịp thời cho Sở Du lịch về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
➥ Bảo đảm quyền lợi khách hàng: Cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến; mua bảo hiểm du lịch cho khách (trừ trường hợp khách đã có bảo hiểm); sử dụng hướng dẫn viên du lịch có trình độ, chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên.
➥ An toàn và trách nhiệm: Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch (tính mạng, sức khỏe, tài sản); thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng về các sự cố xảy ra và có biện pháp khắc phục.
➥ Thực hiện nghĩa vụ: Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ theo quy định; hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, ứng xử văn minh, tôn trọng văn hóa địa phương; phối hợp xử lý các hành vi vi phạm của khách du lịch trong suốt quá trình tham gia chương trình du lịch.
Các vấn đề thường gặp khi xin giấy phép lữ hành nội địa
Doanh nghiệp xin giấy phép thường gặp các vấn đề sau khi xin giấy phép lữ hành nội địa:
➥ Hồ sơ nộp để xin cấp phép không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
➥ Thông tin kê khai trong hồ sơ không chính xác.
➥ Không đáp ứng đủ điều kiện về người phụ trách kinh doanh lữ hành.
➥ Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ số lượng, loại tài liệu hồ sơ đầy đủ, cung cấp thông tin chính xác và trung thực. Đảm bảo người phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật hiện hành.
Lưu ý: Để tiết kiệm chi phí và thời gian xin cấp giấy phép, doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ tư vấn trọn gói xin cấp giấy phép uy tín như các đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa – Luật Thành Đô
Dịch vụ xin cấp giấy phép lữ hành nội địa của Luật Thành Đô bao gồm:
➥ Chuẩn bị hồ sơ: Soạn thảo đầy đủ hồ sơ xin cấp phép theo quy định hiện hành cho khách hàng.
➥ Công chứng giấy tờ: Công chứng các giấy tờ trong hồ sơ theo yêu cầu (nếu có).
➥ Nộp hồ sơ: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Sở du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
➥ Phối hợp làm việc: Chủ động làm việc với Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong suốt quá trình xử lý hồ sơ.
➥ Nhận kết quả: Thay mặt khách hàng nhận giấy phép lữ hành nội địa sau khi được cấp.
➥ Bàn giao: Bàn giao giấy phép cho khách hàng theo theo hợp đồng.
Câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Câu 1. Có mấy loại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành?
Có 2 loại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là giấy phép lữ hành nội địa và giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Câu 2. Thời gian tối đa để nhận giấy phép là bao lâu?
Thời gian xin cấp giấy phép là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian thực tế có thể kéo dài lên đến 20 ngày.
Câu 3. Thời hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là bao lâu?
Giấy phép kinh doanh lũ hành nội địa không có thời hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa vẫn có thể bị thu hồi giấy phép bởi cơ quan chức năng khi có sai phạm xảy ra.
Câu 4. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao nhiêu?
Lệ phí thẩm định cấp giấy phép lữ hành nội địa với mức 3.000.000 đồng / lần cấp mới.
Câu 5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần ký quỹ bao nhiêu?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần ký quỹ 100.000.000 đồng tại ngân hàng.
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tại Việt Nam. Việc sở hữu giấy phép này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tạo dựng uy tín, mở rộng cơ hội kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.