Báo cáo hoạt động đầu tư là văn bản do nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI) lập và gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2020/QH14.
1. Vai trò của việc báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ
– Giúp cơ quan nhà nước nắm bắt tình hình thực hiện các dự án đầu tư có vốn nước ngoài, từ đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, điều chỉnh chính sách phù hợp.
– Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo hoạt động đầu tư được thực hiện minh bạch, công khai.
– Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội.
2. Quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Theo Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2020/QH14, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư.
2.1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư
Đối tượng cần thực hiện báo cáo là Công ty có vốn nước ngoài hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Không thuộc trường hợp có vốn nhà nước hoặc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
2.2. Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận báo cáo hoạt động đầu tư
– Cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc nơi địa điểm thực hiện dự án đầu tư
– Cơ quan đăng ký đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp.
3. Các loại báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật tại Việt Nam
display: flex;
}
.tablinks {
border: 1px solid #000;
outline: none;
cursor: pointer;
width: 100%;
padding: 1rem;
font-size: 18px;
text-transform: uppercase;
font-weight: 600;
transition: 0.2s ease;
text-align: center;
font-family: arial;
}
.tablinks:hover {
background: red;
color: #fff;
}
/* Tab active */
.tablinks.active {
background: red;
color: #fff;
}
/* tab content */
.tabcontent {
border: 1px solid #000;
display: none;
font-family: arial;
color: #000;
}
/* Text*/
.tabcontent p {
color: #000;
font-size: 18px;
}/* tab content active */
.tabcontent.active {
display: block;
}
.tabs:has(input[id=”st1″]:checked)~.wrapper_tabcontent>div:nth-of-type(1),
.tabs:has(input[id=”st2″]:checked)~.wrapper_tabcontent>div:nth-of-type(2),
.tabs:has(input[id=”st3″]:checked)~.wrapper_tabcontent>div:nth-of-type(3),
.tabs:has(input[id=”st4″]:checked)~.wrapper_tabcontent>div:nth-of-type(4)
{
display: block;
}
.tabs>div:has(input[id=”st1″]:checked)~label:nth-of-type(1),
.tabs>div:has(input[id=”st2″]:checked)~label:nth-of-type(2),
.tabs>div:has(input[id=”st3″]:checked)~label:nth-of-type(3),
.tabs>div:has(input[id=”st4″]:checked)~label:nth-of-type(4)
{
background: red;
color: #fff;
}
– Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư
– Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo. Ví dụ nộp báo cáo Quý 1 năm 2024, cần nộp trước ngày 12/4/2024
– Nội dung báo cáo: Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau:
+ Vốn đầu tư thực hiện;
+ Doanh thu thuần;
+ Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Sử dụng lao động;
+ Thông tin về nghĩa vụ thuế và các khoản nộp ngân sách;
+ Tỉnh hình sử dụng đất, mặt nước.
– Hình thức nộp báo cáo: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản nộp báo cáo tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Các báo cáo được thực hiện dưới dạng file điện tử và gửi báo cáo bằng cách Upload tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại địa chỉ: https://fdi.gov.vn/
– Mẫu biểu: Mẫu báo cáo được cung cấp sau khi đăng nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư hoặc tải Mẫu A.III.1 tại đây (Điểm a, khoản 2, Điều 72 Luật Đầu tư và khoản 1, khoản 2, Điều 102 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)
– Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư
– Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo. Ví dụ nộp báo cáo năm 2023, cần phải nộp trước ngày 31/3/2024
– Nội dung báo cáo: Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau:
+ Các chỉ tiêu của báo cáo quý;
+ Chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động;
+ Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Khoản chi cho xử lý và bảo vệ môi trường;
+ Nguồn gốc công nghệ sử dụng.
– Hình thức nộp báo cáo: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản nộp báo cáo tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Các báo cáo được thực hiện dưới dạng file điện tử và gửi báo cáo bằng cách Upload tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại địa chỉ: https://fdi.gov.vn/
– Mẫu biểu: Mẫu báo cáo được cung cấp sau khi đăng nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư hoặc tải Mẫu A.III.2 tại đây(Điểm a, khoản 2, Điều 72 Luật Đầu tư và khoản 1, khoản 3, Điều 102 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)
– Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Sở kế hoạch và đầu tư
– Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 10/7 của năm báo cáo. Ví dụ nộp báo cáo 6 tháng đầu năm 2024, cần nộp trước ngày 10/7/2024
– Nội dung báo cáo:
Tình hình thực hiện dự án:
+ Tiến độ thực hiện dự án;
+ Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
+ Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân;
+ Chất lượng công việc đạt được;
+ Các chi phí khác liên quan đến dự án;
+ Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án.
Công tác quản lý dự án:
+ Kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Kế hoạch chi tiết các nội dung quản lý thực hiện dự án;
+ Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu;
+ Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án;
Tình hình xử lý, phản hồi thông tin:
+ Việc đảm bảo thông tin báo cáo;
+ Xử lý thông tin báo cáo;
+ Kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
– Hình thức nộp báo cáo: Các báo cáo được thực hiện bằng văn bản được ký và đóng dấu và gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Nộp tại Bộ phận Văn thư)
– Mẫu biểu:
+ Bắt buộc: Mẫu số 13 – Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng) – Tải về Mẫu số 13 tại đây
– Dự phòng: Mẫu số 17 – Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành (6 tháng) – Tải về Mẫu số 17 tại đây
– Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Sở kế hoạch và đầu tư
– Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 10/02 sau năm cần báo cáo. Ví dụ nộp báo cáo năm 2023, cần phải nộp trước ngày 10/02/2024
– Nội dung báo cáo:
Tình hình thực hiện dự án:
+ Tiến độ thực hiện dự án;
+ Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
+ Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân;
+ Chất lượng công việc đạt được;
+ Các chi phí khác liên quan đến dự án;
+ Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án.
Công tác quản lý dự án:
+ Kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Kế hoạch chi tiết các nội dung quản lý thực hiện dự án;
+ Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu;
+ Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án;
Tình hình xử lý, phản hồi thông tin:
+ Việc đảm bảo thông tin báo cáo;
+ Xử lý thông tin báo cáo;
+ Kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
– Hình thức nộp báo cáo: Các báo cáo được thực hiện bằng văn bản được ký và đóng dấu và gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Nộp tại Bộ phận Văn thư)
– Mẫu biểu:
+ Bắt buộc: Mẫu số 13 – Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (cả năm) – Tải về Mẫu số 13 tại đây
– Dự phòng: Mẫu số 17 – Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành (cả năm) – Tải về Mẫu số 17 tại đây
4. Mức phạt vi phạm hành chính về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư
Mức phạt vi phạm hành chính về việc không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ được quy định tại Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi:
(1) Không lập báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định.
(2) Không thực chế độ báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư định kỳ theo quy định (được hướng dẫn thực hiện tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) đúng thời hạn hoặc không đủ nội dung theo quy định.
Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi:
(1) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc không báo cáo đúng thời hạn
(2) Báo cáo không trung thực hoặc không chính xác về hoạt động đầu tư.
(3) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành (trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC).
(4) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư (trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư)
(5) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư (trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14)
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Xây dựng quy trình báo cáo rõ ràng
– Xác định rõ các bước thực hiện, từ việc thu thập dữ liệu đến việc lập báo cáo và nộp báo cáo.
– Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận liên quan.
– Quy định thời hạn cụ thể cho từng bước thực hiện.
Sử dụng công nghệ thông tin
– Sử dụng phần mềm để tự động hóa việc thu thập dữ liệu, lập báo cáo và nộp báo cáo.
– Sử dụng hệ thống quản lý tài liệu để lưu trữ và quản lý các báo cáo.
– Sử dụng các công cụ trực tuyến để chia sẻ thông tin và cộng tác giữa các bộ phận liên quan.
Tăng cường đào tạo
– Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên về quy trình báo cáo, cách thức sử dụng phần mềm và công nghệ thông tin.
– Nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát
– Thực hiện kiểm tra định kỳ việc thực hiện báo cáo của các bộ phận liên quan.
– Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc thực hiện báo cáo.
– Chia sẻ kinh nghiệm, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện báo cáo.
Tìm công ty chuyên tư vấn pháp luật về lĩnh vực đầu tư
Ngoài ra để thực hiện công việc lập báo cáo hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư một cách đầy đủ, chính xác và đúng hạn sớm nhất thì các doanh nghiệp có thể tìm các bên công ty tư vấn chuyên nghiệp, có kinh nghiệm về tư vấn trong lĩnh vực đầu tư để thực hiện. Tránh trường hợp, nộp báo cáo chậm không đúng thời hạn dẫn đến xử phạt hành chính theo quy định pháp luật, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn lập báo cáo hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
– Tư vấn các quy định pháp luật về báo cáo hoạt động đầu tư
– Hướng dẫn lập báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định
– Tư vấn Quy định về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
– Tư vấn về Xử phạt vi phạm hành chính trong nếu không thực hiện chế độ báo cáo
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn lập báo cáo hoạt động đầu tư:
(1) Tiết kiệm thời gian và công sức
(2) Khách hàng không cần phải nghiên cứu pháp luật và hướng dẫn lập báo cáo
(3) Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, công ty tư vấn sẽ thực hiện lập báo cáo
(4) Đảm bảo báo cáo chính xác, đầy đủ
(5) Báo cáo được lập bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
(6) Báo cáo được thẩm định kỹ lưỡng trước khi nộp
(7)Tránh được các sai sót và rủi ro pháp lý:
(8) Khách hàng được tư vấn về các quy định pháp luật liên quan
(9) Khách hàng được hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh
Báo cáo đầu tư là một phần quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Các loại báo cáo đầu tư nêu trên giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Việc thực hiện báo cáo đầu tư đầy đủ, chính xác và kịp thời là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công khai và tránh các rủi ro trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về báo cáo đầu tư để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thuận lợi và bền vững.