Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép xuất khẩu lao động) được đánh giá là một loại Giấy phép có điều kiện xin cấp tương đối khó khăn, phức tạp. Sau đây, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý khách bài viết Điều kiện xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động để tham khảo.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11;
– Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu lao động được quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và được hướng dẫn chi tiết tại các văn bản dưới luật kèm theo. Theo đó, Luật Thành Đô đã tổng hợp và phân tích các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu lao động sau đây.
2.1. Về tư cách pháp lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động
– Doanh nghiệp thành lập hợp pháp với 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Có đăng ký kinh doanh nghành nghề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sẽ phải làm rõ về tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải xuất trình, cung cấp các giấy tờ để chứng minh đủ điều kiện sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Biên bản góp vốn;
- Giấy xác nhận góp vốn;
- Giấy chứng nhận cổ phần;
– Sổ cổ đông.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2020 mới nhất
2.2. Về tài chính của doanh nghiệp
Trong suốt quá trình hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo và duy trì 02 mức tài chính sau đây:
– Mức vốn pháp định: 05 (năm) tỷ đồng Việt Nam;
– Mức ký quỹ: 01 (một) tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Thông thường doanh nghiệp chứng minh vốn pháp định thông qua Giấy xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp thành lập hơn 1 năm, ngoài Giấy xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng cần phải nộp thêm Báo cáo kiểm toán.
– Văn bản đề nghị ký quỹ (theo mẫu);
– Hợp đồng ký quỹ (theo mẫu);
– Giấy xác nhận ký quỹ;
2.3. Xây dựng đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đề án hoạt động xuất khẩu lao động phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xuất khẩu lao động. Đây cũng là phần khó nhất và yêu cầu cao nhất trong hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động.
2.4. Xây dựng phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động được tổ chức thành trường hoặc trung tâm đào tạo, phải có ít nhất hai bộ phận sau: Bộ phận đào tạo và Bộ phận quản lý học viên.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2020
Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.5. Người lãnh đạo bộ máy xuất khẩu lao động
Người lãnh đạo bộ máy xuất khẩu lao động phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Thông thường, Hồ sơ cá nhân của người trực tiếp điều hành hoạt động xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp, bao gồm:
– Sơ yếu lý lịch;
– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước;
– Văn bản xác nhận số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế (từ 3 năm trở lên);
– Văn bằng chứng chỉ;
– Hợp đồng lao động với nơi xác nhận kinh nghiệm;
– Quyết định bổ nhiệm quản lý nơi xác nhận kinh nghiệm (nếu có).
III. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ
Dựa trên những nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện cấp Giấy phép xuất khẩu lao động. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào Quý khách vui lòng liên hệ công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí. Liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, các dịch vụ mà Luật Thành Đô cung cấp bao gồm:
3.1. Dịch vụ tư vấn, soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ, Quý khách tự liên hệ nộp và xử lý hồ sơ
Với dịch vụ này, Luật Thành Đô thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng về thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;
Xem thêm: Tư vấn thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2020
– Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về việc xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;
– Bàn giao cho Khách hàng hồ sơ hoàn thiện và hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (Nếu có);
– Phối hợp với khách hàng trong quá trình xin cấp phép xuất khẩu lao động.
Phí dịch vụ: Vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để có giá tốt nhất!
3.2. Dịch vụ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động trọn gói
Luật Thành Đô chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động – Bàn giao giấy phép xuất khẩu lao động cho khách hàng.
Với dịch vụ này, Luật Thành Đô thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;
– Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về việc xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;
– Trực tiếp nộp hồ sơ và liên hệ xử lý, chỉnh sửa bổ sung hồ sơ, giải trình và làm việc với cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu lao động để đạt hiệu quả công việc (Cấp phép);
– Nhận và bàn giao giấy phép xuất khẩu lao động cho khách hàng;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoạt động xuất khẩu lao động đúng quy định của pháp luật;
– Tư vấn pháp lý miễn phí cho khách hàng trong thời hạn 1 năm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
Phí dịch vụ trọn gói: Vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để có giá tốt nhất!
3.3. Dịch vụ tư vấn miễn phí
Luật Thành Đô thực hiện tư vấn hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ và phối hợp với khách hàng trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, bao gồm:
– Hướng dẫn các điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động;
– Trình tự thực hiện;
– Hồ sơ cần chuẩn bị;
– Cách thức tiến hành;
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật Thành Đô về điều kiện xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động trong chuyên mục Tư vấn giấy phép. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các bài viết của Luật Thành Đô về chủ đề Giấy phép xuất khẩu lao động hoặc liên hệ với thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn miễn phí.