Giấy phép phân phối rượu (hay còn gọi là giấy phép nhập khẩu rượu) là một trong những giấy phép quan trọng được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh rượu tại Việt Nam. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của hoạt động kinh doanh và phân phối rượu trên toàn quốc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về giấy phép phân phối rượu, điều kiện cấp giấy phép, hồ sơ và thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép phân phối rượu.

Thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

1. Giấy phép phân phối rượu là gì?

Giấy phép phân phối rượu hay còn gọi là giấy phép nhập khẩu rượu, là giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như nhập khẩu rượu, mua rượu từ các nhà sản xuất rượu trong nước, và mua rượu từ các nhà phân phối rượu khác, theo những điều kiện được quy định trong giấy phép. Khi được cấp giấy phép này, doanh nghiệp được phép tiến hành bán rượu cho các nhà phân phối rượu, nhà bán buôn rượu, nhà bán lẻ rượu và các cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

2. Tại sao cần phải xin giấy phép phân phối rượu?

Để được phép kinh doanh rượu hợp pháp: Theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp kinh doanh rượu phải có giấy phép phân phối rượu để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính: Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 6, Mục 1 tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với hành vi kinh doanh phân phối rượu mà không có giấy phép phân phối rượu.

Để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp: Có giấy phép phân phối rượu sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự tin khẳng định tính chuyên nghiệp và uy tín trong hoạt động kinh doanh rượu.Thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

3. Điều kiện xin cấp giấy phép phân phối rượu

3.1. Điều kiện xin cấp giấy phép phân phối sản phẩm rượu

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.

Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.

Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

Tìm hiểu thêm các loại giấy phép kinh doanh rượu khác:

Giấy phép kinh doanh rượu: Điều kiện – Hồ sơ – Thủ tục 2024

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu

Thương nhân phân phối rượu có quyền và nghĩa vụ sau đây:

Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;

Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;

Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;

Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

Thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu

Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối sản phẩm rượu bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu;

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

(3) Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

– Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

(4) Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

– Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

– Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

– Số lượng hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ để nộp và lưu cơ sở.

– Cơ quan tiếp nhận & giải quyết hồ sơ: Bộ Công Thương.

5. Thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu

Bước 1: Nộp lệ phí nhà nước vào Kho bạc nhà nước

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn thư của Bộ Công thương

Bước 3: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền

Bước 4: Nhận kết quả tại Văn thư Bộ Công thương

Thời gian theo quy định pháp luật: 15 ngày làm việc

Thời gian theo thực tế: 25 – 30 ngày làm việc

6. Thời hạn giấy phép phân phối rượu

Khoản 20 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP đã được quy định cụ thể về thời hạn của Giấy phép phân phối rượu. Theo đó, một trong những điều quan trọng mà Nghị định này nhấn mạnh là thời gian hiệu lực của Giấy phép, được xác định là 05 năm.

7. Lệ phí xin giấy phép phân phối rượu

Theo quy định của Điều 4 trong Thông tư số 168/2016/TT-BTC về việc thu phí và lệ phí trong quá trình thẩm định các hoạt động thương mại. Đối với sản phẩm rượu, lệ phí thẩm định là 1.200.000 đồng / địa điểm kinh doanh phân phối rượu / lần thẩm định.

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU

Nội dung công việc thực hiện:

(1) Tư vấn doanh nghiệp về cách bày trí, chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết của cơ sở phân phối rượu về các thiết bị kiểm tra và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị phòng cháy chữa cháy;

(2) Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, yêu cầu nhà cung cấp cung cấp các giấy tờ cần thiết để xây dựng hồ sơ;

(3) Xây dựng và soạn thảo hồ sơ xin cấp phép;

(4) Đại diện quý doanh nghiệp đi nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;

(5) Hỗ trợ giải trình tại cơ quan chức năng về hồ sơ;

(6) Tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở để tiếp đoàn thẩm định cơ sở (nếu có);

(7) Đại diện doanh nghiệp nhận kết quả là giấy phép phân phối rượu;

(8) Đại diện doanh nghiệp nộp phí thẩm định cơ sở theo quy định của nhà nước;

(9) Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục hoàn tất sau khi được cấp giấy phép;

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu theo quy định pháp luật mới nhất. Quý khách hàng nếu cần tư vấn hoặc cần xin cấp giấy phép phân phối rượu có thể liên hệ hotline Luật Thành Đô để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *