Giấy phép xuất khẩu lao động (tên gọi theo quy định của pháp luật là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là văn bản xác nhận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho cơ sở đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đang trở thành dịch vụ nổi bật mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp chính là thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động.

Hiểu được điều này, Công ty Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết hướng dẫn thủ tục xin cấp mới Giấy phép xuất khẩu lao động để các Quý doanh nghiệp tham khảo.

1. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó ghi nhận ngành nghề kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(2) Có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước;

(3) Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động đảm bảo có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ, cơ sở vật chất để giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

(4) Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động trong hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải là người đại diện theo pháp luật; là công dân Việt Nam; có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

(5) Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ phải có ít nhất 8 (tám) nhân viên nghiệp vụ đáp ứng điều kiện pháp luật.

(6) Có tiền ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(7) Có trang thông tin điện tử có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2020

Giấy phép xuất khẩu lao động

2. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động có khá nhiều đầu mục hồ sơ. Việc chuẩn bị các hồ sơ này phải dựa trên định hướng xây dựng doanh nghiệp. Thông thường, đây chính là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất của doanh nghiệp để đáp ứng theo các quy định của pháp luật. Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải bao gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp;

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất (có ngành nghề: cung ứng và quản lý nguồn lao động; có vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng);

(3) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

(4) Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ 2 tỷ đồng;

Tham khảo: Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2020

(5) Bản sao Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp phép;

(6) Hồ sơ của người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động;

(7) Danh sách trích ngang nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kèm theo tài liệu chứng minh đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 

Nhân viên nghiệp vụ phải có các điều kiện cụ thể sau đây:

 

– Có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;

– Hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên khác với các lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(8) Hợp đồng thuê/mượn hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ sở vật chất để giáo dục định hướng.

(9) Ảnh chụp trang thông tin điện tử.

Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

3. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

3.1. Tài liệu khách hàng cần cung cấp để xin giấy phép xuất khẩu lao động

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề: cung ứng và quản lý nguồn lao động; có vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng); Trường hợp Quý khách hàng chưa có doanh nghiệp thì Luật Thành Đô sẽ hỗ trợ thành lập công ty hoặc nếu đã có doanh nghiệp nhưng chưa có ngành nghề có điều kiện thì Luật Thành Đô sẽ hỗ trợ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung thêm ngành nghề xuất khẩu lao động.

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định (văn bản xác nhận số dư của tổ chức tín dụng hoặc chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá về tài sản của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp – có xác nhận của tổ chức kiểm toán). Luật Thành Đô hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ;

– Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng. Luật Thành Đô sẽ có trách nhiệm cung cấp mẫu hồ sơ;

– Danh sách tóm lược người điều hành và các nhân viên nghiệp vụ trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động, kèm theo tài liệu chứng minh về trình độ chuyên môn. Riêng đối với người điều hành thì cần phải có tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc và sơ yếu lý lịch theo hướng dẫn trên đây. Luật Thành Đô sẽ cung cấp mẫu hồ sơ và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

3.2. Công việc Luật Thành Đô dự kiến thực hiện khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

(1) Độc lập hoặc kết hợp cùng doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động (Thành lập doanh nghiệp, tư vấn/soạn thảo các văn bản/hợp đồng thuê địa điểm, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế khác liên quan đến hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu lao động…);

(2) Hỗ trợ chứng minh nguồn tài chính cho doanh nghiệp. (Đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định);

(3) Làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan tới việc cấp giấy phép xuất khẩu lao động và các công việc khác theo yêu cầu.

3.3. Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

Đối với trường hợp tư vấn và soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động: 07 ngày làm việc, kể từ đầy đủ giấy tờ, tài liệu hợp lệ.

Đối với trường hợp nhận dịch vụ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động trọn gói: 250 ngày làm việc, kể từ đầy đủ giấy tờ, tài liệu hợp lệ.

Vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để được tư vấn giấy phép miễn phí và báo giá dịch vụ xin Giấy phép xuất khẩu lao động!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *