Mỗi thương hiệu thời trang đều mang những giá trị cốt lõi mà phía nhà sản xuất muốn mang đến cho người tiêu dùng. Không chỉ đơn giản dừng lại ở tên gọi hay hình ảnh minh họa, thương hiệu thời trang là tổng hợp của tất cả dấu hiệu nhận biết (như thiết kế, hình tượng, thuật ngữ, câu chuyện thương hiệu…) để phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ. Ngày nay, thời trang được coi là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất trên thị trường, mỗi thương hiệu luôn không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển để có thể khẳng định được vị thế của mình. Bởi vậy, việc đăng kí nhãn hiệu đối với ngành thời trang là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, công ty Luật Thành Đô gửi tới quy bạn đọc bài viết: “Trình tự thủ tục đăng kí nhãn hiệu thời trang”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

II. TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU THỜI TRANG?

Hiện nay, pháp luật không quy định chủ sở hữu nhãn hiệu thời trang phải đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều hãng thời trang, việc nhầm lẫn, trùng lặp thm trí là ăn cắp nhãn hiệu giữa các hãng thời trang rất dễ xảy ra. Vì thế, việc đăng kí nhãn hiệu thời trang giúp chủ sở hữu nhãn hiệu:

– Được pháp luật ghi nhận và bảo hộ thương hiệu của bạn khi hoạt động kinh doanh tại thị trường. Thông qua đó, có thể dùng những biện pháp tự bảo hộ mà pháp luật cho phép; hoặc thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp hợp pháp của mình.

– Tránh các hành vi không lành mạnh hướng vào nhãn hiệu thời trang của mình, đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là căn cứ pháp lý vững chắc nhất.

– Giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu, tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Các nhãn hiệu thời trang được bảo hộ sẽ được công bố rộng rãi, công khai tại cổng thông tin quốc gia. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng, đối tác. Ngoài ra, đây là một hoạt động vô cùng thiết thực khẳng định giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng, đối tác; xây dựng hình ảnh thương hiệu thời trang chuyên nghiệp.

III. PHÂN NHÓM SẢN PHẨM

Mỗi nhãn hiệu chỉ được bảo hộ ở nhóm dịch vụ, hàng hóa cụ thể mà pháp luật đã quy định. Theo bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ có 45 nhóm sản phẩm dịch vụ; nhãn hiệu thời trang sẽ được xếp vào nhóm:

+ Nhóm 25: Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.

+ Nhóm 35: Quảng cáo; quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh.

Khi tiến hành đăng kí nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần xem xét kỹ về hoạt động ngành nghề kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển thương hiệu để lựa chọn nhóm ngành nghề hiệu quả nhất cho mình.

IV. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU THỜI TRANG

Căn cứ vào Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thời trang khi đăng kí bảo hộ phải đáp ứng được điều kiện:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

V. TRÌNH THỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU THỜI TRANG

5.1. Tài liệu cần chuẩn bị

– Tờ khai đăng kí nhãn hiệu;

– Tài liệu xác nhận quyền đăng kí;

– Mẫu nhãn hiệu;

– Chứng từ nộp lệ phí đăng kí nhãn hiệu;

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng kí nhãn hiệu;

– Giấy uỷ quyền nếu có.

5.2. Thủ tục đăng kí

Bước 1: Lựa chọn nhóm ngành nghề và chuẩn bị hồ sơ

Chủ sở hữu nhãn hiệu lựa chọn nhóm ngành nghề để đăng kí nhãn hiệu thời trang phù hơp. Sau đó, chuẩn bị các tài liệu được đề cập tại Mục 5.1 bài viết để tiến hành thủ tục đăng kí nhãn hiệu thời trang.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu nhãn hiệu thời trang hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhn được hồ sơ đăng kí nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung của nhãn hiệu thời trang.

– Thẩm định về hình thức nhãn hiệu thời trang:

+ Thời gian: 01-02 tháng

+ Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm.

+ Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

+ Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị chủ đơn sửa đổi. Chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

+ Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thẩm định nội dung nhãn hiệu thời trang:

+ Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

+ Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu thời trang đã đăng ký.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu thời trang

– Sau khi tiến hành thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

5.3. Lệ phí đăng kí nhãn hiệu thời trang

Căn cứ vào Thông tư 263/2016/TT-BTC, theo đó các mức phí cơ bản cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang bao gồm:

+ Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ;

+ Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;

+ Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Trên đây là một số tư vấn của công ty liên quan đến “Trình tự, thủ tục đăng kí nhãn hiệu thời trang”. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp nói chung và tư vấn về sở hữu trí tuệ nói riêng, Luật Thành Đô Quý khách luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ trong mọi trường hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *